Tuesday, November 13, 2007

Trường hợp Nhà Văn TKTT được Dân Biểu Sanchez điều trần trước Hạ Viện Mỹ

Ngày 6 tháng 11 năm 2007, trong một cuộc điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ về "Những Quan ngại về Nhân Quyền tại Việt Nam", dân biểu Mỹ Loretta Sanchez đã nêu ra trường hợp của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy sau khi nhận được ý kiến của Cộng Đồng Người Việt gốc Mỹ tại buổi gặp gỡ với Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, tại Quận Cam không lâu trước đó.

Dưới đây là bài dịch toàn bộ Bản Điều Trần của Bà Dân Biểu Loretta Sanchez (phần in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh)


Bản Điều Trần của Nữ Dân biểu Loretta Sanchez
Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện
Tiểu Ban các Tổ chức Quốc tế, Nhân quyền, và Giám sát
“Những Quan ngại về Nhân quyền ở Việt Nam”



Thứ Ba, ngày 6 tháng 11 năm 2007

Thưa Chủ tọa Delahunt, thưa thượng cấp Rohrabacher và thưa toàn thể quý vị thành viên ưu tú của Tiểu Ban:

Cám ơn quý vị đã mời tôi đến làm nhân chứng trước quý vị hôm nay về những vi phạm nhân quyền đã xảy ra hàng ngày tại Việt Nam, và ảnh hưởng của sự vi phạm này đến dân Việt Nam và những người Mỹ gốc Việt. Khu vực nơi tôi làm đại biểu ở Quận Cam là nơi có đông cử tri Việt Nam nhất trên thế giới bên ngoài Việt Nam.

Mới đây, văn phòng của tôi đã tổ chức một cuộc gặp gỡ ở Tòa Thị Chính để cho người Việt gốc Mỹ gặp ông Tân Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Michael Michalak. Những người Mỹ gốc Việt đến tham dự cuộc gặp gỡ ở Tòa Thị Chính đã bày tỏ sự tức giận và thất vọng của họ đối với những vụ bắt bớ, giam giữ và cầm tù phi pháp nhiều người đang ở Việt Nam, những người đã lên tiếng yêu chuộng dân chủ và tự do tôn giáo.

Theo ý kiến của tôi, một trong những hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn nhất ở Việt Nam là vụ xử cha Lý vào ngày 30/03/2007. Trong phiên xử cha Lý, theo đúng nghĩa đen là một bàn tay đã bịt miệng ngài, không cho ngài tự biện hộ. Tôi xin được phép đính kèm tấm hình Cha Lý bị bịt mồm vào bản hồ sơ điều trần của tôi.

Một thí dụ chấn động khác về việc khinh thường nhân quyền đã xảy ra trong chuyến công du Việt Nam của tôi vào tháng Tư vừa rồi. Trước chuyến đi này, chính quyền Việt Nam đã ba lần từ chối cấp chiếu khán cho tôi vì việc tôi công khai lên tiếng quan ngại về việc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Vào tháng Tư, tôi được chính thức mời đến nhà riêng của ông Michael Marine đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc đó. Cuộc gặp gỡ chỉ là một buổi uống trà giữa ông Đại Sứ, cá nhân tôi, và những người vợ và mẹ của các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam. Thật là bất hạnh thay, khi hầu hết quý bà này đã bị công an Việt Nam dùng sức mạnh ngăn cản không cho họ ra khỏi nhà, và những vị khác thì bị chận bởi chướng ngại vật hoặc rào cản để ngăn cấm họ không cho họ dự buổi uống trà này.

Chỉ có hai bà đã thực sự đến được nhà ông Đại Sứ Marine. Nhưng bất hạnh thay, công an Việt Nam không cho họ vào nhà ông Đại Sứ để uống trà. Công an Việt Nam đã đối xử với những bà này một cách thô bạo, đến nổi chính ông Đại Sứ phải bước ra để can thiệp. Trong khi ông Đại Sứ đang nói chuyện với một trong hai bà này, thì công an đã lôi người đàn bà kia đi.

Cá nhân tôi đã kinh sợ trước cung cách ngược đãi mà công an Việt Nam đã đối xử với những bà này. Xin được nhấn mạnh, tôi nói rõ ràng, những bà này không hề bị nhà cầm quyền Việt Nam cáo buộc bất cứ tội phạm nào cả. Chúng ta đang nói về những người đàn bà vô tội được ông Đại Sứ Mỹ mời đến tư gia của ông để uống trà. Tuy tôi đã từng đến Việt Nam trước đây, nhưng biến cố này quả thực là khủng khiếp, tôi thực sự rất kinh hãi khi thấy công an Việt Nam đã đối xử với các bà này một cách hung bạo ngay trước mặt một dân biểu của Hạ Viện Hoa Kỳ và ông Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Ông Đại Sứ Marine đã biểu hiện nỗi chấn động vì sự kiện này. Thực vậy, tòa Bạch Ốc đã ra một tuyên bố báo chí lên án những hành động của công an Việt Nam trong chuyến thăm viếng của tôi. Tôi xin đọc lại tuyên bố của Tòa Bạch Ốc như sau: “Chúng tôi thấy hết sức khó chịu trước hành động của nhà cầm quyền Việt Nam công khai ngăn cấm các công dân tham dự cuộc gặp mặt tại tư gia của Đại Sứ Hoa Kỳ với một Dân biểu Hạ Viện Mỹ”.

Bất hạnh thay, khi sự việc đã không tiến bộ kể từ cuộc thăm viếng của tôi vào tháng Tư. Ngay sau chuyến đi này, vào ngày 24 tháng Tư, công an Việt Nam đã bắt giam bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhà văn được giải thưởng Hellman Hammett của Tổ chức Giám sát Nhân quyền trao tặng vì công việc của Bà như là một nhà văn bị ngược đãi. Theo Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ), bà Thủy bị buộc tội vi phạm Điều 88 của bộ luật hình sự, ngăn cấm việc phát tán tin tức mà nhà cầm quyền xem là nguy hại cho nhà nước. Gia đình cũng như các luật sư của Bà đều không được phép gặp bà, hiện bà vẫn còn bị cầm tù. Bà Thủy bị bệnh tiểu đường và cũng là một trong nhiều người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù, bị cấm nhận phương tiện y tế cần thiết.

Bạo lực đã tiếp tục vào mùa Hè năm nay khi công an Việt Nam sử dụng sức mạnh hung bạo để trấn áp một cuộc biểu tình ôn hoà của 1700 nông dân tại Sài Gòn để phản đối chính sách ruộng đất. Ít nhất là 30 người đã bị thương nặng.

Người dân khắp nước tiếp tục phản kháng Chính phủ về chính sách tịch thu ruộng đất của nông dân để phục vụ các lợi ích về phát triển kinh tế của nhà cầm quyền.

Trong một năm rưỡi qua, tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã tiếp tục tồi tệ hơn.

Vào tháng Tám năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã bắt và giam giữ ông Đỗ Công Thành, một công dân Hoa Kỳ, hơn 3 tuần lễ qua những cáo buộc sai. Quý vị sẽ được nghe ông Đỗ điều trần trong phần thứ ba. Việc bắt giam ông Đỗ đã xảy ra trong giai đoạn mà Chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn là họ sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ để họ được vĩnh viễn Quan Hệ Thương Mãi Bình Thường (PNTR).

Tôi đã chống đối việc trao PNTR cho Việt Nam, tiếc rằng điều này đã xảy ra. Mọi chuyện đã tiếp tục xấu hơn từ ngày Việt Nam được gia nhập Tổ Chức Thương Mãi Thế Giới (WTO) vào tháng Giêng năm 2007. Bây giờ thì Việt Nam đã đạt được quy chế thương mại mà họ mong ước, thế nhưng họ tiếp tục quấy rối và giam giữ những cá nhân đã tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo.

Như vậy, từ nay chúng ta đi về đâu?

Tôi đã đòi hỏi Bộ Ngoại Giao một lần nữa nên đặt Việt Nam trở lại vị trí một Quốc Gia Đặc Biệt Quan Tâm vì họ vi phạm tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao đã nêu ra “những bước khích lệ” tiến đến cải thiện tự do tôn giáo khi Bộ đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách các Quốc Gia Đặc Biệt Quan Tâm vào ngày 13 tháng 11 năm 2006. Tuy nhiên, chúng ta đã tiếp tục thấy Việt Nam đã lội ngược về hướng không khoan dung cho tự do tôn giáo.

Tôi hài lòng khi thấy Hạ Viện đã thông qua dự luật HR 3096, Dự luật Về Nhân Quyền cho Việt Nam năm 2006, vào ngày 18 tháng 9, với số phiếu thuận 414-3. Tôi hy vọng là Thượng Viện cũng sẽ theo sự dẫn dắt của chúng ta để thông qua Dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam, để dự luật này được ký nhận thành luật. Tôi tin rằng chúng ta cần phải sử dụng việc nối kết pháp luật để buộc Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của họ.

Điều luật này sẽ là một hiệu lịnh chứng tỏ sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam là tùy thuộc vào Việt Nam có tiến bộ trên con đường cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo, trả lại đất đai đã chiếm đoạt, và chống việc buôn người.

Chúng ta phải tiếp tục việc ủng hộ từ bên ngoài cho những cá nhân can đảm đang chiến đấu cho sự thay đổi bên trong Việt Nam. Niềm mong ước của tôi rằng, những nỗ lực từ bên trong, với sự trợ lực của chúng ta từ bên ngoài, sẽ đem đến dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo cho nhân dân Việt Nam.

Xin cám ơn quý vị.

-----------------------
Và đây là nguyên bản tiếng Anh:

Testimony of Congresswoman Loretta Sanchez
House Committee on Foreign Affairs
Subcommittee on International Organizations, Human Rights, and Oversight
“Human Rights Concerns in Vietnam”


Tuesday, November 6, 2007

Chairman Delahunt, Ranking Member Rohrabacher, and Distinguished Members of the Subcommittee:

Thank you for inviting me to testify before you today regarding the human rights violations occurring every day in Vietnam, and the impact of these violations on the Vietnamese people and Vietnamese-Americans. The district that I represent in Orange County is home to one of the largest Vietnamese constituencies outside of Vietnam.

Recently, my office organized a town hall meeting for the Vietnamese-American community in Orange County to meet with the new U.S. Ambassador to Vietnam, Michael Michalak. The Vietnamese-Americans who attended the town hall expressed their outrage and frustration at the ongoing unlawful arrests, detentions, and imprisonments of those inside Vietnam who speak out in favor of democracy and religious freedom.

In my opinion, one of the most blatant acts of disregard for human rights in Vietnam was the trial of Father Ly on March 30, 2007. During Father Ly’s trial, a hand was literally placed over his mouth to gag him so that he could not speak in his own defense. I’d like to submit this photo of Father Ly being gagged for the record.

Another shocking example of disregard for human rights occurred during my trip to Vietnam this past April. Prior to this last trip, my previous three visa requests to travel to Vietnam were denied by the Vietnamese Government due to my outspoken concerns about Vietnam’s human rights violations.

In April I was invited to an official meeting at the home of then United States Ambassador to Vietnam, Michael Marine. The meeting was a tea with the Ambassador, myself, and wives and mothers of Vietnamese dissidents. Unfortunately, most of the women were physically prevented from leaving their homes by Vietnamese police, and others were stopped en route by roadblocks or other barriers to prohibit them from attending the tea.

Only two of the women actually made it to Ambassador Marine’s home. Unfortunately, the Vietnamese police would not allow them to enter the Ambassador’s home for tea. The Vietnamese police treated these women so offensively, that Ambassador Marine himself came outside to try to intervene. While the Ambassador was talking to one of the women, the police physically dragged the other woman away.

I was personally appalled by the abusive manner in which the Vietnamese police treated these women. And just to make sure that I’m being clear, these women had not been accused of any crimes by the Government of Vietnam. We are talking about innocent women, with actual invitations to join the United States Ambassador for tea at his home. Even though I had been to Vietnam previously, this incident was horrifying, and I was shocked that the police would treat these women so abusively in front of a Member of the United States Congress and the United States Ambassador to Vietnam.

Ambassador Marine seemed visibly shaken by this incident. In fact, the White House released a press statement on May 11, 2007, condemning the actions of the Vietnamese police during my visit. To quote from the White House statement: “We were particularly disturbed by the Vietnamese authorities physically preventing citizens from attending meetings at the U.S. Ambassador's residence with a Member of the U.S. Congress.”

Unfortunately, things have not improved in Vietnam since my visit in April. Immediately after my trip, on April 24, Vietnamese police arrested Tran Khai Thanh Thuy, a writer who has received the Hellman Hammett prize from Human Rights Watch for her work as a writer under persecution. According to the Committee to Protect Journalists (CJP), Thuy was charged with violating Article 88 of Vietnam’s criminal code, which prohibits the dissemination of information that authorities deem harmful to the state. Neither her family, nor her lawyers have been allowed to meet with her, and she remains imprisoned. Thuy has diabetes, and is also one of the many incarcerated dissidents who are prohibited from receiving necessary medical care.

The violence continued this summer when the Vietnamese police used brut force to squelch a peaceful land protest of 1,700 peasants in Saigon. At least 30 people were seriously injured.

People throughout the country continue to protest the Government’s policy of confiscating land from peasants in order to further its own economic development interests. Peasants are treated poorly and do not receive adequate compensation when the government seizes their land.

Over the last year and-a-half, the human rights situation in Vietnam has continued to worsen.

In August of 2006, the Government of Vietnam arrested and held Cong Thanh Do, a United States Citizen, on false charges for over 3 weeks. You will hear from Mr. Do in the third panel. The arrest of Mr. Do occurred during the period when the Government of Vietnam was promising to improve its human rights record in order to be granted Permanent Normal Trade Relations (PNTR) status.

I opposed granting PNTR status to Vietnam; however, it happened. And things have continued to worsen since Vietnam’s accession into the World Trade Organization in January 2007. Now the Vietnamese have their desired trade status, yet they continue to harass and detain individuals that promote democracy, human rights, religious freedom.

So where do we go from here?

For one, I have asked the State Department to again designate Vietnam as a Country of Particular Concern for its violations of religious freedom. The State Department cited “positive steps” toward improving religious freedom when it removed Vietnam from its list of Countries of Particular Concern on November 13, 2006. However, we have continued to see a backslide in Vietnam’s tolerance of religious freedom.

I am pleased that the House passed H.R. 3096, the Vietnam Human Rights Act of 2007, on September 18, by a vote of 414-3. I am hopeful that the Senate will follow our lead and pass the Vietnam Human Rights Act, so that it can be signed into law. I believe that we need to enact binding legislation to hold the Government of Vietnam accountable for its human rights and religious freedom violations.

This legislation would mandate that U.S. assistance to Vietnam be contingent on whether the Government of Vietnam makes significant progress toward improving human rights, religious freedom, returning confiscated lands, and combating human trafficking.

We must continue to provide outside support to the brave individuals who fight for change from within Vietnam. It is my hope that their efforts from the inside, with our support from the outside, will bring democracy, human rights, and religious freedom to the Vietnamese people.

Thank you.