Sunday, August 26, 2007

Đọc thơ HXH thấy nhớ Bác Hồ

Nhân ngày 19-8: Đọc thơ Hồ Xuân Hương thấy nhớ Bác Hồ quá!

Nguyễn Nại Dương (1)

Đến chơi nhà chị, thấy chị đang nằm dài đọc cuốn "khúc khích Xuân Hương"*, tôi bèn trêu:
- Ái chà, đang nghiên cứu Hồ Xuân Hương cơ đấy, có khúc khích tí nào như đầu đề của cuốn sách không?
Chị ngồi thẳng dạy, mắt xa xăm bí ẩn, giọng buồn buồn bảo:
- Đọc lại Hồ Xuân Hương thấy nhớ bác Hồ quá
- Cái gì, tôi phóng thẳng toàn bộ tinh lực vào cặp mắt âm u bí ẩn của chị, đầy ngạc nhiên:
- Chị mê ngủ, mộng du, hay đang loạn ngôn đấy, hai con người ấy thì liên quan gì đến nhau?
Chị chép miệng, bảo thủ:
- Thì đều là những bậc "kỳ tài, cao thủ" của đất nước mà lại, Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm, còn bác Hồ của chúng ta cũng đã từng "mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới" còn gì?
- Tưởng gì, tôi chép miệng: - Ai lại so sánh khập khiễng như thế bao giờ.
Chị cự nự:
- Ơ hay vua với chúa không phải là ngang bằng phải lứa à?
Bí lời, tôi phải đọc hai câu truyền khẩu nổi tiếng trong tập "cửa mở" của Việt Phương để thuyết phục chị... nhằm chặn đứng cuộc tranh luận vô tiền khoáng hậu này:

Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Đồng hồ Liên xô quý hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ...

Thế mà cũng đòi so với sánh.
Chị cười như nắc nẻ:
- Em chỉ biết có một mà không biết đến hai, đọc tiếp đi. Đến lượt tôi ngơ ngác:
- Đọc tiếp à, nhưng sách đã bị cấm, cửa mở đã biến thành cửa đóng từ lâu rồi mà? Đọc sao được nữa?
- Thì thế, chị bảo: Chỉ biết nghe đài ta, đọc báo Đảng làm gì chả tối như hũ nút, rồi chị đọc như thể chặn họng tôi:
Cửa mở rồi mới biết mình tối tăm
Nghe đài địch thêm tin tưởng ở tương lai.

- Ra thế, tôi bật cười khoái chí. Từ lúc ấy dẫu không muốn để chị ấn thành tượng tôi cũng bị chất giọng đầy ấn tượng của chị bắt vít xuống giường.
- Em còn nhớ chuyện "hỏi nhà sư mượn lược" của bác không?
- Ôi chuyện liên quan đến bác thì người dân Hà Nội ai chẳng phải nhớ, thậm chí em còn thuộc lòng như cháo nhuyễn ấy chứ.
Để chứng tỏ tấm lòng của tôi với bác Hồ, tôi kể lại vanh vách cho chị nghe, không xót một dấu chấm phẩy: "Tại lớp chỉnh Đảng trung ương khoá I, khi ấy đang là giờ nghỉ giải lao giữa hai tiết học, tất cả chúng tôi quây quần quanh Bác trò chuyện vui vẻ, trẻ trung đầm ấm như thể một gia đình thực sự... Chợt, từ cuối lớp, hai chị phụ nữ dắt tay nhau len qua giữa những hàng người, hàng ghế, chen vào bên cạnh, hỏi Bác:
- Thưa Bác! Trong đời sống gia đình, khi người vợ đã góp ý nhiều lần với anh chồng mà anh ta vẫn cứ chứng nào tật ấy thì phải xử sự thế nào ạ?
Bác nhìn hai chị hóm hỉnh đáp:
- Cô nên hỏi các chú có vợ này. Chuyện quan hệ vợ chồng mà cô hỏi Bác thế có khác gì hỏi nhà sư mượn lược"
Chị cười, đôi mắt lá răm nheo lại:
- Em thấy chưa, rõ ràng bác tự nhận mình là sư nhé. Tôi ngơ ngác:
- Thì có sao, Bác Hồ của chúng ta một lòng vì nước quên thân, vì dân phục vụ mà...
Chị sì một tiếng - nụ cười tủm tỉm đáng trăm quan tiền biến mất:
- Đúng là chị phải mở cửa cuộc đời, mở cửa thế giới, mở khắp các kho lưu trữ tư liệu về người, để chỉ rõ sự tối tăm, dốt nát cho em.
- Thế nghiã là thế nào, tôi cố bảo vệ ý mình, rõ ràng em đọc trong tất cả các loại sách từ nhà xuất bản chính trị quốc gia đến nhà xuất bản Thanh niên, quân đội, Hà Nội đều nói rõ là bác không có vợ mà. Chính bác khi nói chuyên với Thanh niên cũng thật lòng khuyên nhủ: -Các chú học gì ở bác thì học, chứ không nên không lấy vợ và hút thuốc lá như bác đấy nhé.
Chị nói lại câu nhân xét ban đầu của mình:
- Thì thế chị mới bảo đọc thơ Hồ Xuân Hương nhớ Bác Hồ của chúng mình quá!
Tôi thở dài chán nản:
- Thật em chả hiểu gì cả, đành rằng bác bảo bác là sư cũng chỉ là một sự ví von so sánh theo nghĩa bóng, mang tính trìu tượng, chứ đâu phải là thật, bác có biết nói dối bao giờ đâu?
Chị khẳng định, giọng chắc nịch:
- Đúng là sư thật đấy em ạ, có điều không phải sư thiến, thiên sứ như Đảng thổi phồng, ca ngợi, thần thánh hoá đâu, mà là sư hổ mang, sư "trái gió" như thơ bà chúa thơ Nôm miêu tả ấy. Không để tôi được phép hoàn hồn, chị mở miệng đọc như mở máy:
Chẳng phải ngô chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc áo không tà.

Chẳng hiểu mô tê răng rứa gì, tôi cãi văng tê:
- Thì bà chúa thơ Nôm chỉ tả nhà sư cùng gốc gác xuất thân của nhà sư này thôi, có liên quan gì đến bác đâu?
- Phải! Chị bảo: - Nguồn gốc của nhà sư này rất không rõ ràng, chẳng phải Tàu phù, cũng chẳng phải An Nam... nghiã là lang thang tận chân mây cuối trời nào mà tìm đến tá túc tại đây, đói quá phải đóng giả sư, mượn sự uy nghi, phép màu của nhà chùa để ăn mày cửa phật, mong được thụ lộc của tín chủ mười phương...
- Thì sao nào? Chẳng biết chị định dẫn dắt câu chuyện đến đâu, trong khi chỉ thấy mỗi một cái đầu sư trọc lốc, tôi cật vấn:- Chị đừng vòng vo tam quốc nữa, hãy đi thẳng vào vấn đề đi.
- Ô hay chị vô cớ nổi cáu, vặc lại tôi: - Thế em không biết nguồn gốc xuất thân của bác à? Chẳng phải Bác Hồ nhà mình cũng rất nhập nhằng sao, chẳng phải họ Hồ, cũng chẳng phải họ Nguyễn, đầu thì chật cứng bóng đàn bà.
- Chị nói linh tinh vớ vẩn gì thế? Tôi nổi cáu, chẳng cần biết ý nghĩ tư tưởng của mình bị dạt trôi tới đâu nữa? Chả phải tiểu sử của bác ghi rõ trong sách rồi sao: Mẹ là Hoàng thị Loan, sinh năm 1866 mất 1901, còn bố là Nguyễn sinh Sắc, sinh 1863, mất 1929. Một gia đình nông dân thuần chủng. Yêu nước, thương nòi, được chính phủ bảo hộ cung phụng chiều chuộng vời ra làm quan to, hưởng quyền cao chức trọng và bổng lộc triều đình mà vì ghét cảnh quan trường ô trọc, dân đen phải làm nô lệ, nên đã bày tỏ thái độ bất hợp tác, bỏ quan để về làm thầy lang. Chính tính cách cương trực khiêm nhường của người cha đã hình thành đạo đức, tư cách bác còn gì?
- Phải chị bảo, giọng cứ ngọt như không: - Nhưng chị lại thích nghe "đài địch" đặt trong lòng quần chúng nhân dân do ông giáo sư Trần Quốc Vượng "loa loa" cơ. Chính xác, ông nội của bác là Hồ sĩ Tạo, vì gian díu với bà nội của bác là bà Hà thị Hy mà sinh ra ông Nguyễn Sinh Sắc. Nghiã là bố của bác chỉ mượn cửa họ Nguyễn, người của họ Nguyễn, tức ông nông dân già yếu, goá vợ, gia cảnh nghèo hèn là Nguyễn Sinh Nhậm để vào thôi, chứ thực ra bác là con rơi, cháu vãi đích thực của dòng họ Hồ.
Nghe chị nói, tôi tưởng tim rơi ra ngoài:
- Giời ơi là giời, chả lẽ ông Trần Quốc Vượng ăn lương Đảng, sống giữa lòng Đảng lại dám thoá mạ cả vong linh bố đảng sao?
- Đâu phải thoá mạ, chị bảo: - Sự thực muôn đời vẫn là sự thực chứ, em cứ nghe lời Đảng dạy, sẽ chết đứng như cây ngay có ngày.
Tôi láng máng nhìn thấy khoảng sáng, nhờ sự he hé tài tình của chị:
- Hoá ra râu ông Sĩ Tạo lại cắm nhầm vào... đùi bà thị Hy, đẻ ra ngài phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Sinh Huy) chẳng liên quan gì đến ông lão đánh dậm Nguyễn sinh Nhậm ư? Giời ơi là giời?
Không lẽ cứ đứng như...trời trồng mãi, tôi đành nói lảng: "Em rất ghét những gì có nguồn gốc mập mờ không minh bạch như cái ông nhà sư mà bà chúa thơ Nôm tả... Phàm đã không có gốc gác dân tộc, quê hương bản xứ gì thì tư cách, học vấn, đạo đức chẳng ra gì, tất cả chỉ là đạo đức giả thôi".
- Điều ấy thì rõ như ban ngày rồi, chị túm lấy câu nói của tôi đay đả: -Xuất thân đã thế thì hành xử làm gì chả lạm dụng giả dối đến khinh ghét? Mượn cõi chân tu để u mê dân chúng, đưa mình lên bậc thiên sứ thánh nhân.
Chút phản kháng trong tôi trỗi dạy, tôi cự nự:
- Nhưng sao chị lại áp đặt khiên cưỡng thế, chị không nhớ câu bác trả lời nhà báo nước ngoài sao: - Từ 13 tuổi thấy cảnh dân khốn khổ đã mong đánh Pháp đuổi Nhật rồi.
- Điều này thì em lại nhầm rồi, chị dẫn chứng: - Bác luôn... bám Pháp để đạt được điều mình mong muốn... là xin một chức quan nhỏ để nuôi sống bản thân, gia đình đấy chứ. Nếu 2 lá thư của bác xin vào học trường thuộc địa được nhà nước đại Pháp chọn duyệt thì bác đâu đến nỗi phải chịu đựng khổ sở trong những căn phòng trọ chật hẹp, tồi tàn, thiếu cả đồ đạc lẫn lò sưởi với đủ thứ nghề tạp dịch, khốn khổ, ấy chứ?
- Nhưng thế thì sao nào, tôi bực bội phản đối: - dù sao giữa bác và nhà sư hoang dâm, sư hồi tục, sư chó giái ấy chẳng có liên quan chó gì đến nhau cả. Nhà sư kia tìm mọi cách để vào được chùa, đánh lừa người đời, bắt họ phải coi ông ta như một thánh nhân, thần phật, đặt mọi đức tin phép mầu nhiệm vào nơi chùa chiền, sư sãi, dâng oản, xôi hoa quả đầy thương yêu tin tưởng, biến chốn thiêng liêng chay tịnh thành chốn loạn luân, ô trọc, còn bác của chúng ta thì liên quan gì nào?
Bỏ qua thái độ cố cùng liều thân của tôi, chị bảo, giọng thon lỏn:
- Để chị đọc tiếp hai câu sau cho em nghe, xem cái lão sư hoang dâm của bà chúa thơ Nôm miêu tả có giống bác không?
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
Vãi núp sau lưng sáu bảy bà.

Dán mắt vào trang sách, chị đọc lời bình của tác giả: "Vãi chẳng qua cũng là một thứ..."oản thịt" của nhà sư đấy thôi. Lưng của vị sư hổ mang này chắc phải to hơn hẳn tấm lưng tròn đứng giữ am của Tiểu vì che được những sáu bảy bà lúc ban ngày - và "sài" được sáu bảy "oản thịt cái" lúc ban đêm. Nhiều oản xôi, oản thịt như thế hẳn nhà sư tha hồ hành sự và chén đẫy chuối xôi của tín chủ dâng tặng.
- Thế thì sao nào? Tôi quyết tấn công dứt điểm, nhằm hạ gục đối phương nhanh gọn là chị...
- Thì...chị trả lời, những ý nghĩ loang loáng trong đầu, trên mặt, rồi chị đọc:
Khẩu hiệu "cha già" che trước mặt
Gái núp sau lưng 6, 7 nàng.

Chứ còn gì nữa?
Tôi chưa kịp phản thùng, còn chị, như không dễ dàng dập tắt những ý nghĩ chất chứa trong đàu, liền nói tiếp:
- Nào "đi tìm út Huệ (Sài gòn), nào đi tìm Bourdon (Pháp), nào Nguyễn thị Minh Khai (Nga) Tăng Tuyết Minh ở Tàu, Li Sam (Thái Lan) Nông thị Trưng (hang Pắc Bó), Nguyễn thị Xuân (ở phủ chủ tịch) v.v...
- Trời đất, đến lượt tôi tưởng đất dưới chân mình sụt xuống, toàn thân rơi vào lòng hang tăm tối, kín mít, tôi bất lực kêu lên: - Chả lẽ cha già dân tộc mà còn giả dối hơn cả lão sư hoang dâm kia sao? Chị lấy tư liệu ở đâu ra vậy?
Không trả lời câu hỏi của tôi chị dán mắt vào trang sách bảo:
- Nghe chị đọc tiếp này:
Khi cảnh khi tiu, khi chũm chọe
Giọng hì, giọng hỉ giọng hi ha.

Chất giọng tụng kinh lê thê sầu não cũng bị biến tấu thành bản nhạc chập cheng rất đời mà lạc đạo... vì cả đêm mải xơi cùng lúc sáu bảy cái "oản thịt" dâng trước mặt, còn chòng ghẹo sáu bảy bà vãi núp sau lưng, nên sư mệt, khiến ban ngày sư cứ lim dim gà gật, lúc có người vào lại giật mình đánh thót, bèn làm ra vẻ tỉnh táo, dướn người đánh gỡ một cách đầy hú họa vào ba thứ nhạc khí bằng đồng đặt trước mặt, tạo nên những âm thanh lạc điệu, nực cười. Lập tức bị bà chúa thơ Nôm lật tẩy, tóm chặt hồn vía của sư bằng mấy chữ tài tình đó.
- Có nghiã là cả tòa sen của phật - vốn là chỗ linh thiêng nhất trong chùa cũng đã bị nhiễm mầu tục luỵ, tôi hỏi giọng nghi ngờ?
- Chứ còn gì nữa, Cả sư cụ - chủ nhân của ngôi chùa - lẽ ra phải là người có uy tín nhất chùa vì cao tuổi đời, tuổi nghề hơn cả (thường có mặt trong các buổi lễ linh thiêng trang trọng của nhà chùa) lại làm những trò bậy bạ, tầm thường, nấp bóng nhà sư mà hưởng thụ. Chả phải trò chúng đang làm "oản dâng trước mặt, vãi nấp sau lưng", rồi: "Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, giọng hì giọng hả giọng hi ha..." là trò dâm ô, truỵ lạc hoặc "trò chơi vợ chồng" mà lão trời già khéo dở dom ban cho muôn loài nhằm truyền giống đấy ư?
- Nhưng... Tôi không chịu: -Sư tụng kinh ở chùa, còn bác làm việc trong phủ chủ tịch, hai thời điểm, hai thế giới, hai môi trường, hai nghề nghiệp, hai tính cách, có liên quan gì đến nhau đâu.
- Thì bác lúc cần thì cũng đổi được giọng chứ sao. Sư...bỏ kình còn bác cũng...kinh bỏ sừ, em tưởng à. Và chị đọc tiếp:
Rõ ràng ta thua mà địch thắng
Lại bảo rằng: Ta thắng, địch thua.

(Giết 63 vạn quân xâm lược
Có cả chục vạn là nhân dân )**
- Ôi tôi thú nhận, nói chuyện với chị mệt mỏi quá, thật không biết chị định sỏ mũi em lôi đi đâu nữa:
Chị buồn rầu bảo:
- Em cứ đọc nốt 2 câu kết mà xem bà chúa thơ nôm lột trái bộ mặt của sư hoang dâm, hồi tục này ra sao? Sẽ hiểu ý chị muốn nói gì? Tôi đọc:
Tu lâu có lẽ lên sư cụ
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà.

Và lập tức ngẩn ra như trời trồng: -Chỉ vì ham sống, năng động, xông xáo, lại coi trọng chất lượng cũng như giá trị thực của cuộc sống nên khi thấy những kẻ "mắt tinh tai thính, lưng dài" nấp trong chùa phật làm những trò ẩm ương, suy đốn, bại hoại, Bà chúa thơ Nôm ghét, nên chộp ngay cơ hội có một không hai nào để nguyền rủa đay nghiến chúng chứ sao đâu, liên quan gì đến Hồ Chí Minh?
- Em không thấy hai câu này sự trào lộng lên đến đỉnh điểm à? Chị hỏi, đôi mắt lá răm chợt đầy bí ẩn, suy tư: Phải dùng thủ pháp nói lái: sư cụ thành... cu sự, rồi thử xem cái nghĩa ngầm bà muốn nói ở đây là gì? Tòa sen có còn ý nghĩa thiêng liêng nơi chùa phật không hay đã bị tầm thường, dung tục hóa thành "toà sen" mà Thợ trời nửa tò mò, nửa dâm dục đã nặn tạo tại nơi hạ tầng phồn thực của các ni cô, vãi bà? Người ta tu thành phật, còn chúng tu thành hổ, chuyên vồ đàn bà con gái? Người ta tu hành còn chúng tu sướng. Một sự ngất ngểu của một thằng cha căng chú kiết nào đó có tên... cu Sự - trên toà sen (nơi hạ tầng phồn thực) của các ni cô, vãi bà nơi cảnh chùa bí ẩn, linh thiêng.
- Thôi thôi em hiểu rồi, tôi buông vũ khí, phục tài sự sắc sảo trong lập luận của chị, thật đáng mặt làm con cháu Hồ Xuân Hương, ý chị muốn nói là bác chúng ta, ở địa vì làm cha mà cũng có lúc ăn thịt con đúng không?
- Chứ còn gì nữa, sư cụ lúc hứng lên thì lập tức biến ngay thành một thằng có tên là cu sự, ngất ngểu trên toà sen bằng da, bằng thịt của các ni cô, vãi bà, còn cha già dân tộc lúc chán làm cha thì cũng từ địa vị của Hồ Chí Minh thành địa vị của hồ chính mi... để ngất ngểu trên cả chục toà sen nọ đó mà của các cô, các bà khắp thế giới chứ sao? Nếu không sao lắm con rơi, con vãi đến thế? Nào con lai tại Pháp (trong di chúc để lại), con lai tại Tàu (Lý Sảo Vân?) con rơi tại lòng hang Pắc Bó (Nông Đức Mạnh), con oan giữa lòng Đảng (Nguyễn Tất Trung). Chưa kể các kiểu rơi vãi trên khắp các toà nhà, "toà sen" khác mà người đời không thể biết được, vì ai biết... cha ăn cỗ lúc nào?
- Dù sao, tôi thành thật bộc lộ suy nghĩ của mình - chị cũng không nên ám chỉ điều gì phạm thượng như vậy, chả lẽ chị luôn coi bác là một thứ... "sư cụ" trong chùa sao?
- Ừ, chị bảo, giọng chắc nịch: Sư cụ là người có địa vị cao nhất trong chùa, còn bác chúng ta là người có địa vị cao nhất nước, được Đảng và nhà nước tôn vinh như một vị cha già dân tộc, một đấng cứu thế của muôn triệu người Việt Nam nhưng thực chất có phải đấng cứu thế đâu mà là đấng...nuốt thế đấy chứ, còn chuyện đời tư thì dù đã ở địa vị cha già người vẫn cứ tiếp tục vung vãi đám con trong dân gian, đến mức dân gian phải mượn thơ Tố Hữu mà tả:
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi người là bố
Cuộc đời người là của...nhố nhăng.

Bỏ qua chất giọng chất chưởng của chị, tôi cố cùng liều thân một lần chót:
- Dù sao em vẫn cứ thích nghe thơ Tố Hữu viết về bác:
Từ đó người đi những bước đường,
Lênh đênh bốn biển một con tàu...

Cuộc đời người rộng rãi, mênh mông lắm, đâu có nhét chật mình trong ngôi chùa hẹp như cái lão sư kia.
- Thì chùa càng rộng càng dễ che mắt thiên hạ chứ sao?
- Ừ nhỉ...Đến lượt tôi ngẩn người, không phải trời trồng mà bị chị... trồng thành...dáng đứng bến tre luôn: Tôi đứng như bóng dừa, tóc dài bay trên trán... hói (!)

Quán sứ 12-8- 2006
NND

*Khúc khích Xuân Hương: - Tác giả Trần Khải Thanh Thuỷ. Nhà Xuất bản Văn hoá Dân tộc 2005.
** Theo thông cáo ngày 20/12/1968 của Bộ chỉ huy các lực lượng nhân dân giải phóng, Tết Mậu Thân ta đã tiêu diệt 63 vạn tên địch trong khi toàn thể quân lực VNCH chỉ khoảng 1/2 triệu người (tức là 50 vạn) kể cả "lính ma, lính kiểng". Vì vậy, nếu căn cứ vào nguồn tin trên của phóng viên Phúc Thành (báo Quân đội Nhân Dân) thì 13 vạn còn lại là dân thường Việt Nam bị đảng ta tiêu diệt.

(Theo Web Tuổi Trẻ VN Lên Đường)
--------------------
(1) Nguyễn Nại Dương là một trong nhiều bút danh của nhà văn TKTT.