Thursday, May 22, 2008

Luật Sư Lê Thị Công Nhân Không Cô Đơn




LTCN và gia đình

Luật Sư Lê Thị Công Nhân Không Cô Đơn

VI ANH

Không cô đơn đâu, thưa luật sư Lê thị Công Nhân. Xu thế chánh tri dân chủ hóa toàn cẩu, tự do hóa kinh tế hoàn vũ và nhứt là đồng bào quốc nội và hải ngoại, kể cả nhiều tổ chức và nhân vật ngoại quốc đứng bên cạnh Cô và hành động giúp Cô.
Đúng vậy, dù Cô là một cô gái sanh ở Gò Công, năm nay mới có 28 tuổi. Cô sanh ra sau Chiến tranh VN, Cô không thể bị CS Hà nội chụp mũ nặng quá khứ nên quá khích như đã chụp mũ những đồng bào lớn tuổi đã kiên trì đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Là người trẻ có học, có bằng hành nghề luật sư, Cô thừa sức sống trong ngành luật đang còn thiếu thốn ở VN - làm giàu, vinh thân phì da không khó.
Nhưng Cô chọn con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN ngay trong lòng địch. Chắc chắn Cô biết khó khỏi vào tù ra khám dưới chế độ độc tài đảng trị toàn diện của CS Hà nội. Lòng dũng cảm của Cô và những nhà dân chủ trong nước đôi khi còn lớn hơn lòng can đảm của một chiến sĩ khi xung phong. Cô phải đối phó một ngày 24 giờ, một tuần 7 ngày với công an mật vụ CS bạo ác vô cùng, cái gì cũng dám làm, kể cả việc giả danh, giả dạng côn đồ, du thủ, du thực để khủng bố đen trắng xám những nhà đấu tranh.
Cô đứng lên đấu tranh không do một tôn giáo, đảng phái, phong trào nào trong hay ngoài nước công khai hay âm thầm tổ chức. Cô tranh đấu vì Cô tin tưởng đất nước và người dân VN phải có tự do, dân chủ, và nhân quyền thì mới khá được, mới có thể phát triễn theo đà tiến bộ của thế giới được. Niềm tin sắt đá đó khó lay chuyển vì Cô khẳng định lập trường dù Cô biết Cô phải trả cái giá rất đắc. Nhưng Cô vẫn làm và dù còn một mình ênh Cô cũng dấu tranh cho lý tưởng, niềm tin, và hy vọng ấy.
Đúng như Quân sư của người anh hùng áo vải đất Lam Son Lê Lợi là ông Nguyễn Trải nói trong hịch kêu gọi quốc dân đứng lên đánh đuổi quân Tàu, đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Người Việt bản tánh bất khuất. Người tốt, người thương nước thương dân, người vì nước vì dân không thiếu. Nên, thưa Luật sư Lê thị Công Nhân, Cô không cô đơn đâu, thưa Cô. Tên họ Cô, trường hợp của Cô thường xuất hiện trên nhiều bích chương, biểu ngữ chống CS Hà nội chà đạp nhân quyền, của hầu hết các đoàn thể của đồng bào Việt ở hải ngoại, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, Bắc hay Nam.
Trường hợp của Cô, vụ án mà CS trấn áp Cô, hoạt động của Cô cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN cũng được dân biểu, nghị sĩ, các hội quốc tế như Phóng Viên Không Biến Giới, Ân xá Quốc Tế Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu thường xuyên nhắc nhở, đòi hỏi CS Hà nội phải trả tự do. Kể cả bản phúc trình thường niên của Bô Ngoại Giao Mỹ cũng xem trường hợp của Cô là một vi phạm nhân quyền tiêu biểu của CS Hà nội.
Và mới đây, Mạng Lưới Nhân Quyền VN, trụ sở chánh ở Little Saigon, Tiểu bang California, đại đa số thành viên là đồng bào của Cô, chắc chắn nhiều người Cô không biết mặt, biết tên, nhưng tất cả biết Cô, trọng nễ Cô, hãnh diện về Cô như là một trí thức trẻ VN dám nói, dám làm, phú quí bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Và đồng bào Cô ở hải ngoại, ai cũng muốn làm một điều gỉ đó để giúp Cô. Tổ chức Mạng Lưới Nhân Quyền VN đã chánh thức bình chọn và đề nghị Cô làm ứng viên Giải thưởng Nhân quyền Gwangju 2008 (Gwangju Prize for Human Rights) của Nam Hàn được thiết lập từ năm 2000. Đó là một giải thưởng rất cao quí dành cho những nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền tại Á Châu. Người đựơc chọn để trao giải, ngoài bằng tưởng lục còn được trao tặng một mề đay vàng và một số hiện kim là 50 ngàn Mỹ kim. Trong 8 năm qua, trong số 9 nhân vật đã đựơc giải này có bà Aung San Suu Kyi từ Miến Điện, sau khi được trao giải này được luôn Giải Nobel Hoà Bình.
Thưa Luật sư Lê thị Công Nhân, kể cả những dân biểu Mỹ từng vận động cho nhân quyền VN, 3 ở California và 1 vị ở Maryland, theo thăm dò của Mạng lưới Nhân Quyền VN, có tin đã tỏ ra hài lòng với đề nghị này. Dân Biểu Ed Royce đã có văn thư gởi ủng hộ.
Sự bình chọn, đề nghị, và ủng hộ Cô làm ứng viên cho Giải thưởng Nhân quyền Gwangju 2008, còn có ý nghĩa sâu xa nếu nhìn vấn đề trong tình liên đới và tương quan giữa thời gian và không gian. Ai dũng cảm, thành tín đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN đều được đồng bào và các tổ chức đấu tranh trọng vọng, ghi ơn. Không phân biệt người trong nước hay ngoài nước. Không phân biệt Miền Bắc hay Miền Nam. Không phân biệt tuổi trẻ hay tuổi già. Việc Luật sư Lê thị Công Nhân một cô gái 28 tuổi, sanh sau Chiến Tranh VN, ăn học dưới mái trường CS, thừa sức bon chen để vinh thân phì da, nhưng lại hy sinh tuổi thanh xuân hoa mộng của đời mình dấn thân vào con đường tranh đấy đầy chông gai, tù đày - là một đánh động, một thức tỉnh đối với tuổi trẻ VN trong cũng như ngoài nước.


Tem thư tại Úc với hình LTCN

Lớp trẻ trong nước tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước dân tộc được tự do, dân chủ chưa. Chẳng lẽ kéo lê những ngày bị cướp đoạt những quyền bất khả tương nhượng với tư cách là con người. Lớp trẻ hải ngoại tư hỏi từ đâu mình đến đây, mình qua thừa tự do, dân chủ, trong bạn đồng trang lứa, đồng bào ở nước nhà bị cướp mất tất cả tư do, mình không giúp đấu tranh cho đồng bào thì ai làm.
Sau cùng, sự bình chọn, đề nghị, và ủng hộ Cô làm ứng viên cho Giải thưởng Nhân quyền Gwangju 2008 là một phản tuyên truyền sâu sắc, phủ nhận rõ rệt đối với tuyên truyền của CS chia rẽ trẻ già, chụp mũ những người lớn tuổi đã kiên trì đấu tranh chống CS suốt 32 năm qua là nặng quá khứ nên quá khích chống Cộng. Vì thực sự và thực tế mà nói, người Việt trong ngoài nước đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN là vì tương lai của đất nước, quyền lợi nhân dân VN, là bổn phận và nhiệm vụ của người Việt nói chung, không phân biệt già trẻ gì cả. Người lớn tuổi nhứt là người ở hải ngoại đấu tranh cho đất nước và đồng bào, mà lớp trẻ trong nước là tương lai, rường cột, chớ không phải cho mình trở về làm tướng tá, bộ trưởng, dân biểu, nghị sĩ như Việt Cộng tuyên truyền nhảm.

VI ANH

(Theo Việt Báo online, Việt Báo Thứ Sáu, 3/28/2008, 12:02:00 AM)